LỊCH SỬ RƯỢU WHISKY – NHỮNG DẤU MỐC QUAN TRỌNG TẠO NÊN SỰ ĐẲNG CẤP

Whisky, loại thức uống có nồng độ cồn cao với hương vị độc đáo và tinh tế, đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của nhiều quốc gia. Lịch sử Whisky ẩn chứa nhiều câu chuyện thú vị và những thăng trầm đáng nhớ. Hãy cùng Chivas Regal khám phá hành trình đầy hấp dẫn của Whisky, từ nguồn gốc “nước của sự sống” đến vị thế thức uống đẳng cấp thế giới ngày nay.

Bảng tóm tắt các dấu mốc chính:

Năm Sự kiện
1405 Ghi chép đầu tiên về Whisky tại Ireland.
1949 Ghi chép đầu tiên về chưng cất Whisky tại Scotland.
1536 – 1541 Vua Henry VIII giải tán các tu viện, việc sản xuất Whisky trở nên phổ biến.
1644 Đạo luật thuế đầu tiên dành cho tiền thân của Whisky.
1707 Đạo luật Liên minh sáp nhập Vương quốc Scotland và Anh, tăng cường đánh thuế và kiểm soát Whisky bất hợp pháp.
1725 Thuế mạch nha được áp dụng càng làm tăng tình trạng sản xuất Whisky bất hợp pháp.
1822 Đạo luật chưng cất bất hợp pháp (Scotland) ra đời quy định những hình phạt khắc nghiệt hơn đối với Whisky bất hợp pháp.
1823 Đạo luật thuế tiêu thụ đặc biệt – phí cấp giấy phép chưng cất rượu Whisky.
1826 Nâng cao hiệu quả sản xuất rượu nhờ phương pháp chưng cất liên tục.
1832 Phương pháp chưng cất liên tục được cải tiến, tạo ra sản phẩm rượu tinh khiết hơn.
1856 Loại Blended Whisky đầu tiên được sản xuất.
1920 – 1933 Đạo luật cấm bán rượu.
1933 – Ngày nay Whisky trở nên phổ biến.

1. Thế kỷ 15 – 16: Sự xuất hiện của Whisky

 

Thế kỷ 15 – 16 là giai đoạn khởi đầu cho lịch sử Whisky, với việc xuất hiện lần đầu tiên trong ghi chép lịch sử và sự lan rộng của việc sản xuất Whisky. Giai đoạn này đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất Whisky trong những thế kỷ sau, đưa thức uống này trở thành biểu tượng văn hóa và niềm tự hào của nhiều quốc gia trên thế giới.

Năm 1405 – sự xuất hiện lần đầu của “aqua vitae” tại Ireland: Biên niên sử Clonmacnoise của Ireland ghi nhận cái chết của một thủ lĩnh do “uống quá nhiều aqua vitae”. Đây là lần đầu tiên “aqua vitae” – tiền thân của Whisky – được nhắc đến trong lịch sử. “Aqua vitae” trong tiếng Latinh có nghĩa là “nước sự sống”, phản ánh niềm tin vào khả năng chữa bệnh của loại rượu này thời bấy giờ.

Năm 1494 – bằng chứng về chưng cất Whisky tại Scotland: Exchequer Rolls (Hồ sơ Kho bạc) của Scotland ghi chép Vua James IV trao 8 giạ lúa mạch cho Friar John Cor để sản xuất “aqua vitae”. Sự kiện này đánh dấu bằng chứng xác thực đầu tiên về việc chưng cất Whisky tại Scotland, góp phần đặt nền móng cho ngành sản xuất Whisky vang danh thế giới sau này.

Để hiểu rõ hơn về “aqua vitae” – nguồn gốc tên gọi Whisky, bạn có thể tham khảo bài viết: Tại sao gọi là rượu Whisky? Nguồn gốc ra đời rượu Whisky 

Từ năm 1536 đến năm 1541 – kỹ thuật sản xuất Whisky lan rộng: Vua Henry VIII giải tán các tu viện ở Anh. Các tu sĩ di cư mang theo bí quyết chưng cất, vô tình thúc đẩy việc sản xuất Whisky tại nhà và trang trại. Nhờ vậy, kỹ thuật sản xuất Whisky được phổ biến rộng rãi hơn, góp phần tạo nên bước ngoặt quan trọng trong lịch sử của thức uống này. 

Đến đây, nếu bạn có thắc mắc về thành phần dùng để chưng cất những chai Whisky, có thể tham khảo tại nguyên liệu làm rượu whisky.

Thế kỷ 15 xuất hiện những ghi chép đầu tiên về Whisky.

Thế kỷ 15 xuất hiện những ghi chép đầu tiên về Whisky.

2. Thế kỷ 17 – 18: Nền công nghiệp Whisky bị đánh thuế và gặp nhiều khó khăn

 

Thế kỷ 17 – 18 là giai đoạn đầy biến động cho ngành công nghiệp Whisky, với sự xuất hiện của thuế, sự trỗi dậy của “Whisky bất hợp pháp” và những thay đổi trong luật lệ.

Năm 1644 – “aqua vitae” lần đầu bị đánh thuế: Loại thuế đầu tiên đối với “aqua vitae” – tiền thân của Whisky – được áp dụng, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc chiến dai dẳng giữa ngành công nghiệp non trẻ và chính quyền. Mức thuế 13 xu (*) cho mỗi pint aqua vitae (⅓ gallon) được xem là “phát súng mở màn” cho hành trình đầy biến động của Whisky trong thế kỷ 17 – 18.

Thuế suất cao và luật lệ khắt khe đã tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của “Whisky bất hợp pháp”. Những kẻ buôn lậu hoạt động bí mật trong những vùng đồi núi hẻo lánh, sử dụng những nồi chưng cất di động để trốn tránh sự truy bắt của chính quyền. Họ sản xuất Whisky với chất lượng cao, giá cả phải chăng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thách thức sự thống trị của các nhà chưng cất hợp pháp.

Năm 1707 – việc chưng cất Whisky bất hợp pháp bị kiểm soát chặt chẽ: Đạo luật Liên minh sáp nhập Vương quốc Scotland và Anh, cũng như các nghị viện của họ. Điều này chứng kiến ​​sự khởi đầu của nỗ lực tăng cường đánh thuế và kiểm soát việc chưng cất rượu Whisky bất hợp pháp.

Năm 1725 – áp dụng Thuế mạch nha: Khi thuế mạch nha được áp dụng, các nhà chưng cất nhỏ buộc phải hoạt động chui lủi hoặc đóng cửa. Quy định này càng làm gia tăng hoạt động sản xuất Whisky bất hợp pháp, khiến cuộc chiến giữa chính quyền và những kẻ buôn lậu thêm gay gắt.

Năm 1822 – Đạo luật chưng cất bất hợp pháp (Scotland) ra đời: Đạo luật này quy định những hình phạt khắc nghiệt hơn cho việc sản xuất, cung cấp và tiêu thụ Whisky bất hợp pháp. Nỗ lực nhằm dập tắt ngành công nghiệp “chợ đen” này được đẩy mạnh, thể hiện quyết tâm của chính quyền trong việc kiểm soát và thu thuế hiệu quả.

Năm 1823 – Đạo luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ra đời: Phí cấp phép chưng cất được ban hành, thuế Whisky giảm đáng kể xuống 12 xu (*) mỗi gallon cho các loại rượu tĩnh có dung tích hơn 40 gallon. Mức phí 10 bảng Anh/năm, cùng quy định giới hạn sản lượng tối thiểu đặt ra nhiều thách thức cho các nhà chưng cất, tuy nhiên cũng mở ra cơ hội cho những ai sẵn sàng hoạt động hợp pháp.

Năm 1840 – 1995 – sự biến động của thuế Whisky:

  • Năm 1840: Thuế Whisky tiếp tục tăng lên 2,5 xu (*) mỗi chai (khoảng 0,2 gallon), phản ánh nhu cầu gia tăng doanh thu của chính quyền trong bối cảnh kinh tế – xã hội. Mức thuế cao tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, khiến Whisky trở nên đắt đỏ hơn và ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của người tiêu dùng.
  • Vào Thế chiến thứ nhất: biến động chính trị và kinh tế trong giai đoạn này khiến thuế Whisky tăng vọt lên 9 xu (*) mỗi chai vào năm 1914. Giá thành sản phẩm tăng cao, tiêu thụ giảm sút, đặt ngành công nghiệp Whisky vào thế khó khăn chưa từng có.
  • Năm 1939: trước thềm Thế chiến thứ hai, một chai Scotch Whisky điển hình có giá 72 xu (*), trong đó thuế chiếm đến 48 xu (*). Gánh nặng thuế khổng lồ tiếp tục kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp, khiến giá thành sản phẩm leo thang và ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu dùng.
  • Năm 1992: sau nhiều đợt tăng thuế liên tiếp, một chai Whisky tiêu chuẩn có giá khoảng 10,80 bảng Anh, với mức thuế 5,55 bảng Anh (tương đương 19,81 bảng/lít rượu nguyên chất). Mức thuế cao ngất ngưởng này khiến ngành công nghiệp Whisky đối mặt với nhiều thách thức và đặt ra câu hỏi về tính hợp lý của chính sách thuế đối với sản phẩm này.
  • Năm 1995: lần đầu tiên sau một thế kỷ, thuế Scotch Whisky được giảm xuống từ 5,77 bảng Anh xuống 5,54 bảng Anh mỗi chai (700ml). Đây là tín hiệu tích cực cho ngành công nghiệp, mở ra hy vọng về sự phục hồi và phát triển trong tương lai.

 

(*) 100 xu = 1 bảng Anh

Whisky đã trải qua thời kỳ đầy biến động của thuế.

Whisky đã trải qua thời kỳ đầy biến động của thuế.

3. Thế kỷ 19: Cách mạng hóa việc sản xuất Whisky

 

Thế kỷ 19 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Whisky, với sự ra đời của các phát minh và kỹ thuật mới, dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ trong quy trình sản xuất và tạo nên những bước tiến đột phá cho ngành công nghiệp này.

Năm 1826 – phương pháp chưng cất liên tục được đăng ký bản quyền: Robert Stein người Anh đã đăng ký bản quyền phát minh “phương pháp chưng cất liên tục” mới, sử dụng cột chưng cất thay vì nồi đồng truyền thống. Phương pháp này có nhiều ưu điểm, bao gồm:

  • Nâng cao hiệu quả: Cột chưng cất liên tục có thể hoạt động liên tục, giúp tăng sản lượng và giảm thời gian sản xuất.
  • Cải thiện chất lượng: Phương pháp này cho phép kiểm soát nhiệt độ và áp suất tốt hơn, giúp sản phẩm tinh khiết và đồng nhất hơn.
  • Tiết kiệm chi phí: Cột chưng cất liên tục sử dụng ít nhiên liệu và nhân công hơn so với nồi đồng truyền thống.

 

Tuy nhiên, ban đầu, phương pháp chưng cất liên tục vấp phải sự phản đối từ những người yêu thích Whisky truyền thống, vì họ cho rằng nó làm mất đi hương vị và đặc trưng vốn có của thức uống này.

Năm 1832 – phương pháp chưng cất liên tục được cải tiến: Aeneas Coffey người Ireland đã cải tiến phương pháp chưng cất liên tục của Stein, tạo nên cột chưng cất Coffey:

  • Sử dụng hệ thống cột chưng cất liên kết để tăng hiệu quả thu hồi rượu và loại bỏ tạp chất.
  • Áp dụng hệ thống làm mát bằng nước để bảo tồn hương vị và đặc tính của rượu.
  • Dùng hơi nước cung cấp năng lượng cho quá trình chưng cất.

 

Phát minh này giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm rượu tinh khiết hơn, đồng thời mở ra cánh cửa cho việc sản xuất Whisky với giá thành rẻ hơn.

Năm 1856 – loại Whisky pha trộn đầu tiên được sản xuất: Andrew Usher Jr. người Scotland đã sản xuất loại Whisky pha trộn đầu tiên, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Whisky. Loại rượu này được pha trộn từ các loại Whisky mạch nha và ngũ cốc, tạo nên hương vị êm dịu và dễ uống hơn so với Whisky mạch nha truyền thống. Từ năm 1858 đến 1863, một tai họa do sâu bệnh đã tàn phá cây nho ở Pháp, dẫn đến sự khan hiếm và đắt đỏ của rượu vang – Cognac và Brandy. Sự kiện này tạo cơ hội cho Whisky pha trộn trở nên phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới.

Những phương pháp sản xuất rượu mới được ra đời, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp Whisky.

Những phương pháp sản xuất rượu mới được ra đời, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp Whisky.

4. Thế kỷ 20 – Ảnh hưởng của đạo luật cấm bán rượu tại Mỹ

 

Năm 1920 – Đạo luật cấm bán rượu năm tại Mỹ: Đạo luật này đã giáng đòn mạnh vào ngành công nghiệp Whisky. Hầu hết các lò nấu rượu nhỏ buộc phải đóng cửa do lệnh cấm sản xuất, buôn bán và tiêu thụ rượu. Ngành công nghiệp này gần như bị xóa sổ, chỉ còn lại một số nhà sản xuất lén lút hoạt động trong “thị trường đen”.

Mặc dù không có lệnh cấm hoàn toàn như Mỹ, nhưng Đạo luật cấm bán rượu cũng tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp Whisky tại Scotland. Nhu cầu giảm sút, xuất khẩu bị hạn chế khiến nhiều lò nấu rượu phải đóng cửa. Ngành công nghiệp Scotch Whisky rơi vào thời kỳ suy thoái kéo dài.

Từ năm 1933 – Đạo luật cấm bán rượu chấm dứt: Nhiều lò nấu rượu nhỏ ở cả Mỹ và Scotland không thể phục hồi và buộc phải đóng cửa vĩnh viễn. Số lượng nhà sản xuất Whisky giảm mạnh, dẫn đến sự tập trung thị trường vào tay các tập đoàn lớn.

Các tập đoàn lớn có nguồn lực tài chính mạnh mẽ đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, mua lại các lò nấu rượu còn sót lại và kiểm soát phần lớn thị phần sản xuất và phân phối Whisky. Xu hướng này diễn ra mạnh mẽ ở cả Mỹ và Scotland.

Các tập đoàn lớn đầu tư vào việc hiện đại hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường ra toàn cầu. Họ cũng phát triển các chiến lược Marketing hiệu quả, tạo dựng thương hiệu và đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.

Đạo luật cấm bán rượu ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp Whisky.

Đạo luật cấm bán rượu ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp Whisky.

5. Ngày nay – Sự phát triển mạnh mẽ của Whisky

 

Thế kỷ 21 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp Whisky trên toàn cầu. Whisky ngày càng trở nên phổ biến và được yêu thích bởi người tiêu dùng trên khắp thế giới. Nhu cầu tăng cao dẫn đến sự phát triển của ngành công nghiệp, với sự gia tăng số lượng nhà sản xuất, thương hiệu và sản phẩm mới.

Thị trường Whisky ngày nay vô cùng sôi động với sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất. Trong đó, Chivas Regal là một thương hiệu Whisky nổi tiếng và được yêu thích nhất trên thế giới. Được thành lập từ năm 1801, Chivas Regal luôn cam kết mang đến những sản phẩm Whisky cao cấp với chất lượng tuyệt hảo và hương vị tinh tế.

Trong suốt quá trình phát triển của whisky, không chỉ có những dấu mốc quan trọng mà còn có những cải tiến trong quy trình sản xuất. Từ việc lựa chọn nguyên liệu cho đến các giai đoạn ủ và chưng cất, mỗi bước đều góp phần tạo nên hương vị độc đáo và chất lượng của whisky. Để tìm hiểu chi tiết về quy trình này, bạn có thể đọc thêm quy trình làm rượu whisky.

Được ủ lâu năm trong những thùng gỗ sồi thượng hạng, các sản phẩm của Chivas Regal sở hữu hương vị mượt mà, êm dịu với sự kết hợp hài hòa của trái cây chín mọng, mật ong ngọt ngào, cùng chút đan xen của hương vani và gỗ sồi. Mỗi ngụm rượu Chivas Regal là một hành trình khám phá đầy tinh tế, dẫn dắt bạn đến với đỉnh cao của nghệ thuật pha chế Whisky.

Để thưởng thức Chivas Regal chất lượng nhất, bạn có thể mua rượu tại gian hàng Shopee Mall của Pernod Ricard – đơn vị phân phối rượu Chivas chính hãng tại Việt Nam.

Bộ sưu tập các sản phẩm của Chivas Regal đều đảm bảo chất lượng tuyệt hảo

Bộ sưu tập các sản phẩm của Chivas Regal đều đảm bảo chất lượng tuyệt hảo

Như vậy, lịch sử Whisky trải dài qua nhiều thế kỷ, gắn liền với sự phát triển văn hóa và kinh tế của nhiều quốc gia. Từ những khởi đầu khiêm tốn, Whisky đã trở thành một thức uống toàn cầu với sự đa dạng về phong cách, hương vị và thương hiệu. Mọi thắc mắc về các dòng sản phẩm Chivas Regal, quý khách vui lòng truy cập website chính thức của Chivas Whisky để tìm hiểu thông tin chi tiết.

Thưởng thức có trách nhiệm. Không chia sẻ nội dung này cho người dưới 18 tuổi.

You must be over 21 to enter this website.

PLEASE TELL US YOUR AGE

Please enter a valid {fields}

You are too young to enter

Remember me